Quảng cáo trên xe buýt: Cấm sẽ thiệt?
Thursday, October 1, 2015
Quảng cáo trên xe buýt: Cấm sẽ thiệt?
Quảng cáo trên xe bus đang được thực hiện rất thành công vi xe bus là một xe công đồng lên được nhiều ủng hộ nhưng nếu cấm quảng cáo trên xe bus thì sẽ thiết rất nhiều. Người quảng cáo cũng sẽ không được quảng cáo nữa hay là truyền thông trên xe bus cũng không còn.
Ông Võ Quang Cảnh - Phó Chủ tịch CLB Doanh Nhân Sài Gòn: Cần có giải pháp đồng bộ
Từ năm 2002, TP.HCM ra quyết định không cho “quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng” với lý do là ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, khó quản lý nội dung quảng cáo...
Nhưng xét cho cùng, các lý do ấy không có tinh thuyết phục, vì về mặt quản lý, Nhà nước đã có các quy định quản lý về in ấn, xuất bản, quảng cáo rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo đều phải xin phép, cơ quan quản lý duyệt, cấp phép mới được thực hiện...
TP.HCM là địa phương được nhìn nhận là rất năng động, có nhiều tư duy đổi mới nhưng cũng là nơi duy nhất trong cả nước không được quảng cáo trên phương tiện giao thông. Quy định cấm quảng cáo trên xe búyt đã gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp hoạt động quảng cáo và những lĩnh vực hoạt động có liên quan, gây thất thu cho ngân sách.
Theo tính toán của những nhà chuyên môn, từ năm 2002 đến nay con số thất thu đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng! Trong khi đó, ngân sách thành phố phải chịu đựng khoản trợ giá cho xe buýt hoạt động ngày càng tăng cao, hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Tôi cho rằng, quảng cáo trên xe buýt tại TP.HCM nên được khuyến khích. Để có giải pháp đồng bộ, cần thiết tổ chức hội thảo liên ngành văn hóa, công an, giao thông để tránh tình trạng ngành văn hóa cho phép nhưng ngành công an dựa vào quy định không được thay đổi màu sơn xe để xử phạt...
Ông Đỗ Long - Tổng Giám đốc Công ty Bita’s: Lý do cấm rất khó thuyết phục
Tôi đã từng rất vất vả để xin quảng cáo thương hiệu của công ty trên xe của công ty. Ban đầu thì cơ quan quản lý cho quảng cáo có xin phép 3 tháng 1 lần, nay chỉ cấp phép 6 tháng/lần. Trong khi cũng cùng ở Việt Nam, các phương tiện của công ty tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương thì không cần phải xin phép như vậy.
Quả là không hiểu nổi lý do và cho dù lý do gì thì cũng khó thuyết phục. Tôi có dịp đi khảo sát và kinh doanh nhiều nước, đều thấy họ quảng cáo trên tất cả các phương tiện giao thông, từ xe buýt, xe taxi, tàu điện ngầm...
Theo ông Richard Le, Công ty Symbio chuyên về phần mềm quản lý công, chính quyền Đài Bắc, hằng năm thu không dưới 30 triệu USD từ các phí, thuế quảng cáo trên xe tải, xe buýt, taxi...
Đây là một khoản thu đối với Đài Bắc không lớn lắm nhưng mang lại một phần bổ trợ cho chính quyền giải quyết các việc có liên quan công cộng như chăm sóc lòng lề đường, cây cảnh và xây nhà vệ sinh công cộng.
Vì vậy, chúng tôi mong lãnh đạo thành phố quan tâm chấn chỉnh quy định quảng cáo trên các phương tiện giao thông và trước mắt gỡ bỏ việc phải xin phép quảng cáo 6 tháng/lần trên các phương tiện vận tải của doanh nghiệp.
Luật sư Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM: Doanh nghiệp có thể kiện hành chính!
Việc quảng cáo trên xe buýt được Báo Doanh Nhân Sài Gòn nêu là rất phù hợp với việc các DN trong nước, nhất là DN nhỏ và vừa muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Bởi vì các DN này khó chen chân với việc quảng cáo trên các phương tiện khác, như đài truyền hình chẳng hạn, do quá đắt!
Trong khi số lượng bảng quảng cáo ngoài trời cũng bị hạn chế, nên việc quảng cáo trên thân xe buýt, xe taxi hay các phương tiện vận tải công cộng khác là thích hợp nhất. Cho phép DN được quảng cáo trên thân xe buýt có thể nói đây là một trong những biện pháp thiết thực để hỗ trợ DN trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đó, hằng năm ngân sách thành phố chi bù lỗ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng trên xe buýt cũng là con số khá lớn. Với trên 3.500 xe buýt đang họat động như hiện nay, với doanh số quảng cáo dự kiến thu hàng năm khoảng 50 triệu đồng/xe, cũng góp phần giảm ngân sách hỗ trợ, đồng thời thành phố cũng tăng thu thuế từ hoạt động quảng cáo này.
Luật Quảng cáo đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, là cơ sở cho phép các DN có nhu cầu quảng cáo được thực hiện việc quảng cáo theo nhu cầu. Vấn đề còn lại là cơ quan chức năng như Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần sớm có văn bản hướng dẫn sớm đưa luật này vào cuộc sống. Nếu vì lý do gì mà các cơ quan chức năng tại TP.HCM không thể thực hiện, DN có thể kiện hành chính.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment